Close

Chuyển đổi số để nâng cao năng lực hoạt động quản lý trong cách mạng công nghiệp 4.0


21/06/2019
Báo cáo “Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và 2045” do Bộ Khoa học & Công Nghệ và Cơ quan nghiên cứu số liệu và công nghệ số thuộc Tổ chức khoa học quốc gia Australia công bố ngày 22/5/2019 đã đưa ra 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045. Theo báo cáo, tương lai kinh tế số Việt Nam có 4 kịch bản cho đến năm 2045 là truyền thống, chuyển đổi số, xuất khẩu số và tiêu dùng số trong đó kịch bản ấn tượng nhất là Chuyển đổi số với việc triển khai ứng dụng công nghệ số cao trong toàn bộ nền kinh tế sẽ dự kiến đóng góp 544 tỷ USD vào GDP... Để thực hiện hiệu quả các lộ trình phát triển nền kinh tế số những lĩnh vực mà các tổ chức & doanh nghiệp Việt Nam cần ưu tiên chú trọng có thể kể đến là: đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin-truyền thông và năng lượng; phát triển an ninh mạng; kỹ năng số; hiện đại hóa bộ máy Chính phủ; công nghiệp 4.0 và đổi mới sáng tạo quốc gia; cải cách thuế và quy định pháp lý.

Trung tuần tháng 5 vừa qua, QNET và Cục Tin học thống kê (Bộ Tài Chính) đã tổ chức buổi khai giảng khoá học “Đào tạo chuyển đổi số để nâng cao năng lực hoạt động quản lý trong cách mạng công nghiệp 4.0" dành cho các lãnh đạo đơn vị ,lãnh đạo CNTT từ các phân hệ khác nhau của Bộ Tài Chính.

Giảng viên của khoá học là các chuyên gia quốc tế của QNET với bề dày kinh nghiệm trên 20 năm về giảng dạy, tư vấn và triển khai thực tiễn về quản trị doanh nghiệp, quản trị hệ thống CNTT, tư vấn triển khai chuyển đổi số cho nhiều tổ chức chính phủ và doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới. 
Các chuyên gia đã trang bị một cách có hệ thống cho học viên tham dự khoá học về nền tảng kiến thức và bài học kinh nghiệm thực về chuyển đổi số để có thể bước đầu ứng dụng vào công việc hàng ngày. 
Khoá học cũng đồng thời trang bị cho các học viên những nhật kiến thức cập nhật về các công nghệ cốt lõi trong cách mạng công nghiệp 4.0 như công nghệ Hỗ trợ Vision (AR), Trí tuệ nhân tạo (AI) công nghệ mô phỏng (VR), công nghệ học máy, học sâu (Machine Learning/Deep Learning) ; BigData và tiềm năng khoa học dữ liệu, công nghệ vạn vật kết nối Internet IoT…

Leave your comment