Trong kỷ nguyên số hóa, việc bảo vệ thông tin trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết. Bạn có biết, mỗi lần dữ liệu bị xâm nhập, không chỉ là tài sản số bị mất mát, mà còn là danh tiếng và lòng tin của khách hàng đang bị đặt dưới nguy cơ?
Sự thất thoát dữ liệu có thể gây ra
Vai trò của Cyber Security là gì?
Công nghệ phát triển mạnh mẽ mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng điều này cũng đồng thời gây ra những mối nguy hại lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp. Khi đó, Cyber Security càng trở nên quan trọng và được các doanh nghiệp, tổ chức chú trọng để hạn chế rủi ro và chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng.
Các cuộc tấn công mạng gây ra nhiều tổn thất lớn doanh nghiệp. Chúng có thể xâm nhập vào hệ thống và đánh cắp các dữ liệu quan trọng, chẳng hạn như thông tin khách hàng, thông tin hoạt động của doanh nghiệp,… Bằng cách tạo nên một hệ thống Cyber Security mạnh mẽ, bạn sẽ đảm bảo được quyền lợi những bên liên quan, bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Không chỉ thế, Cyber Security còn nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín cho doanh nghiệp của bạn. Trên thực tế, khách hàng sẽ cảm thấy không an tâm nếu giao dịch với một doanh nghiệp không đảm bảo được về mặt quyền lợi và bảo mật thông tin cho họ. Ngược lại, một doanh nghiệp có hệ thống bảo mật tốt sẽ được tin tưởng hơn bởi khách hàng.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, Cyber Security đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Để không trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công an ninh mạng, tốt nhất là bạn nên đầu tư xây dựng giải pháp toàn diện và đạt tiêu chuẩn bảo mật ngay từ bây giờ.
5 loại cyber security phổ biến nhất hiện nay
1. Cyber Security
Cyber Security là hệ thống bảo mật toàn diện được thiết kế để chống lại các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép của hacker từ bên ngoài, đồng thời đẩy lùi các yếu tố gây nguy hiểm ở bên trong.
2. App Security (Bảo mật ứng dụng)
App Security (hay bảo mật ứng dụng) là phần mềm bảo vệ thiết bị khỏi các cuộc tấn công, xâm nhập từ những nguồn nguy hiểm không xác định. Cụ thể, App Security chỉ cho phép những người dùng được cấp quyền để có thể truy cập vào dữ liệu, từ đó ngăn chặn và hạn chế những xâm nhập trái phép.
3. Information and Data Security (Bảo mật thông tin)
Information and Data Security (hay bảo mật thông tin) là một loại Cyber Security phổ biến và được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Trong một hệ thống mạng và ứng dụng, thông tin – dữ liệu là thành phần quan trọng nhất và bất cứ doanh nghiệp nào cũng không mong muốn những dữ liệu riêng của mình bị đánh cắp hay lộ ra cho bên thứ 3.
4. Phục hồi data lỗi và tính liên tục
Đánh mất dữ liệu hay gặp lỗi, sự cố là những rủi ro mà bất cứ hệ thống, phần mềm nào cũng có thể gặp phải. Từ đó, doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín và thậm chí là gặp khủng hoảng truyền thông nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
5. Giáo dục đối với người dùng cuối cùng
Các rủi ro về an ninh mạng có thể đến từ hai phía, cả người quản lý thông tin lẫn người cung cấp thông tin. Trong nhiều trường hợp, vì một số sơ suất mà người cung cấp thông tin đã vô tình tạo nên lỗ hổng bảo mật.