Ngày nay “Tính toán mây” là “nóng” vì ngày càng nhiều công ti đang chuyển vào mây. Về căn bản, tính toán mây là quan niệm mới nơi người dùng có thể làm mọi công việc CNTT qua Internet. Họ không cần sở hữu phần cứng, phần mềm tính toán vì mọi thứ sẽ được công ti tính toán mây cung cấp. Trong quan niệm này, người dùng không còn cần tri thức, tri thức chuyên gia, hay kiểm soát trên kết cấu nền công nghệ nữa, mà chỉ dùng nó. Tính toán mây đại diện cho kinh doanh mới nơi phần lớn công nghệ thông tin (CNTT) được nhà cung cấp cung cấp cho khách hàng. Khách hàng không sở hữu kết cấu nền vật lí; do đó không phải chi nhiều tiền vào trang thiết bị tính toán mà thuê nó từ nhà cung cấp tính toán mây. Khách hàng chỉ trả tiền cho tài nguyên nào họ dùng.
Tất nhiên, đây là cú “choáng” lớn cho công nghiệp phần mềm Ấn Độ, nước đã chi phối ngành công nghiệp này trong hai mươi năm qua. Nó đã tăng trưởng nhanh chóng, bắt đầu từ $100 triệu đô la thu nhập kiếm được một cách tập thể trong năm 1990 lên tới $100 tỉ đô la thu nhập năm 2012. Kinh doanh chính là về cung cấp lao động rẻ hơn để viết mã và kiểm thử sản phẩm phần mềm được phát triển bởi các công ti ở Mĩ. Tuy nhiên, không chú ý tới xu hướng thị trường, không giám sát xu hướng công nghệ, và hiểu sự thoả mãn của khách hàng, ngành công nghiệp này bành trướng vào nhiều khu vực mà nó không có kĩ năng đủ phẩm chất. Kết quả là công việc có chất lượng thấp khi giá tăng lên và khách hàng không hài lòng. Mọi thứ thay đổi khi giá của phần cứng giảm xuống và sản phẩm phần mềm mới cần các kĩ năng khác hơn chỉ là viết mã và kiểm thử. Việc dịch chuyển sang tính toán mây sẽ ảnh hưởng lớn tới công nghiệp phần mềm Ấn Độ vì nó nhận phần lớn kinh doanh từ các công ti mà khoán ngoài việc phát triển phần mềm để giảm chi phí. Khi tính toán mây trở thành phổ biến, phần lớn khách hàng sẽ chuyển sang nó và dừng việc khoán ngoài phần mềm. Ngày nay thế giới bắt đầu thấy việc nổi lên của vài nhà cung cấp phần mềm như dịch vụ (SaaS) lớn như Google, Amazons, và IBM và phần lớn các công ti phần mềm Ấn Độ không thể cạnh tranh được với những người khổng lồ này. Với tính toán mây, mọi phần mềm và công cụ sẽ được chuẩn hoá; điều đó nghĩa là sẽ có ít công việc phát triển sẵn có để được khoán ngoài thêm.
Ngày nay ngay cả các công ti như Microsoft, Intel, Cisco, Dell và HP đã thừa nhận thách thức mà tính toán mây đặt lên kinh doanh của họ và một số đã bắt đầu làm dịch chuyển chiến lược sang mây. Điều đó có nghĩa là trong vài năm tới, chúng ta sẽ thấy rằng Google, Amazon, IBM sẽ phải chống đỡ với những người khác, người muốn vào kinh doanh sinh lời này. Cả Google và Amazon đều đã đầu tư vào những trung tâm dữ liệu rất lớn lưu kí các ứng dụng để cung cấp dịch vụ cho một số lớn khách hàng. Các công ti phần cứng tính toán như Intel, Cisco, HP, và Dell đã có tri thức chuyên gia trong nền phần cứng và mạng nhưng họ sẽ cần có tri thức chuyên gia phần mềm để cạnh tranh, điều có nghĩa là các công ti này sẽ phải thuê số lớn công nhân phần mềm để lấp vào nhu cầu của họ. Trong vài tháng qua trong năm 2013, nhiều công ti trong số này đang thuê người phần mềm từ khắp thế giới để chuẩn bị cho trận chiến mới. Cisco đã bắt đầu một bộ phận kinh doanh mới xây dựng nền tổ hợp cả mạng, lưu giữ và tính toán và lập kế hoạch thuê hàng nghìn công nhân phần mềm. Intel đã xây dựng nhiều máy phục vụ với bộ xử lí đa nhân cung cấp việc dùng hiệu quả năng lực cho các trung tâm dữ liệu của nó và hi vọng rằng công nghệ của nó sẽ được khách hàng ưa chuộng hơn, những người muốn tiêu thụ ít năng lượng hơn và tất nhiên, sẽ cần nhiều công nhân phần mềm để vận hành các trung tâm này. Microsoft, dù không còn là lãnh đạo công nghệ khi nó đi tới cung cấp phần mềm như dịch vụ, đang phải vật lộn với Google công ti đang phát triển nền độc lập cho tính toán mây. Trong những trận chiến này giữa hai người khổng lồ, công nhân phần mềm có kĩ năng sẽ là nhân tố then chốt xác định kẻ thắng người thua.
Trong trận chiến này của những người khổng lồ, ai bước ra là người chiến thắng sẽ vẫn còn phải để xem đã nhưng một điều là chắc chắn: Nhu cầu về nhiều công nhân có kĩ năng phần mềm vì mọi công ti đều cần người phần mềm để làm cho kinh doanh của họ thành công. Ngày nay phần mềm như dịch vụ sẽ là yếu tố then chốt vì phần mềm như sản phẩm không còn quan trọng khi mọi thứ được chuẩn hoá. Điều đó giải thích tại sao số sinh viên ghi danh vào kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin đang tăng lên nhanh chóng trong mọi đại học ở Mĩ. Tất nhiên, với việc thiếu hụt người có kĩ năng phần mềm, phần lớn các công ti phải nhìn ra ngoài để thuê người. Một nhà phân tích viết: “Khi xu hướng thay đổi, khi trận chiến để chi phối xảy ra, người phần mềm sẽ không phải lo nghĩ vì đằng nào họ cũng sẽ có việc làm. Nhưng các công ti phần mềm Ấn Độ có thể không có khả năng tận hưởng tăng trưởng của họ như trong quá khứ; vấn đề chính của họ là mất công nhân cho các công ti Mĩ. Cuộc chiến tiếp là cuộc chiến về tài năng nơi các công ti tính toán mây lớn như Google, Amazon quét qua một nước và thuê hầu hết công nhân có phẩm chất và điều đó đang xảy ra bây giờ.”